Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Bộ trang phục truyền thống của Nga

Trước các cải cách do Petr Đại đế tiến hành, trang phục phụ nữ và nam giới Nga trên thực tế không khác biệt nhau nhiều về kiểu dáng, và truyền thống đó đã kéo dài nhiều thế kỷ.

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

Những cố gắng đầu tiên để thay đổi bộ trang phục truyền thống Nga được thực hiện vào cuối thế kỷ XVII. Và ngay lập tức, Sa hoàng Alexei Mikhailovich buộc phải ra lệnh cấm du nhập các thói quen ngoại lai và mặc trang phục “may theo kiểu nước ngoài”. Thế nhưng lệnh vua chẳng có mấy hiệu lực: khi các quan hệ giao thương và ngoại giao với các nước Tây Âu vừa mới phát triển, lập tức người ta hiểu ngay cái vẻ xấu xí và bất tiện của bộ trang phục truyền thống Nga.

Sa hoàng Peter Đại đế, ngược lại, buộc đất nước phải sống trong một nhịp độ khác, và nhịp độ sống ấy đã thay đổi cả các trang phục vốn vướng víu và nặng nề với các vạt dài lễ mễ, cũng như bộ râu quai nón của đàn ông, dài thiếu chút nữa thì đến thắt lưng. Và nhà vua đã mở cửa cho mốt, nhất là mốt Đức. Trong một sắc lệnh năm 1701 có thống kê tất cả các loại trang phục, từ các bộ lễ phục tới đồ lót, từ mũ mãng tới giày dép, mà nam phụ lão ấu Nga được phép sử dụng trong đời sống. Nước Nga đã thay cả tủ trang phục của mình. Sự kiện này dường như không có ý nghĩa gì nhiều. Người dân ăn mặc khác đi, thế thì đã sao. Tuy nhiên, đó là một cột mốc rất quan trọng. Một mặt, nó thể hiện sự thay đổi toàn diện trong xã hội, mặt khác, nó thúc đẩy các thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống Nga.

Trong một áng văn châm biếm của tác giả M.M. Tsherbatov nhan đề “Về sự băng hoại thuần phong mỹ tục ở Nga”, được viết năm 1786 hoặc là 1787, nhưng mãi tới năm 1858 mới được A.I. Gertsen và N.P. Ogarev cho in, có những bằng chứng đáng quan tâm về sự kiện này. Tác giả viết rằng, ngày trước, chỉ có các bộ trang phục trang trọng nhất của chính Sa hoàng là đẹp đẽ và giàu có với “vàng, ngọc và đá quý lấp lánh khắp nơi”. Chính vì thế “chúng ít được sử dụng và bền đến mức khó có thể coi chúng đơn giản là quần áo, mà có thể coi chúng như vỏ bọc ngoài, cái hộp chứa ngọc thể của nhà vua”. Đồ phụ kiện của các bộ trang phục này được làm từ vàng, ngọc và đá qúy đủ các loại. Nhà vua và nữ hoàng có “năm hay là sáu bộ, nếu nhiều nhất là mười bộ, và thế là quá đủ - họ mặc những bộ đó cho tới khi chúng sờn rách”. Tầng lớp quý tộc và những người làm việc nhà nước cũng không thèm biết đến việc thay đổi mốt, “những gì ông họ đã mặc thì cháu họ cũng cứ thế mặc, chẳng cần biết chúng đã lạc hậu đến mức nào”.

Người ta thường cho rằng trong lịch sử trang phục luôn tồn tại cuộc đấu tranh khốc liệt giữa hai nhân tố, hai mục đích sử dụng chính của trang phục - mục đích che phủ thân thể, chống lạnh, và mục đích thẩm mỹ - làm đẹp cho chủ nhân bộ trang phục. Thế nhưng bộ trang phục truyền thống Nga thì hoàn toàn không phụ thuộc vào mốt, bởi nó đã mang trong mình cả hai nhân tố trên. Theo đánh giá không phải chỉ riêng một thế hệ nào, nó rất đẹp, và rất thuận tiện nữa. Và chính vì thế mà nó ổn định. Ổn định đến mức nhận định của tác giả M.M. Tsherbatov là rất chính xác và có cơ sở vững chắc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét